PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT HÀN QUỐC

Đại Hàn Dân Quốc gọi tắt là Hàn Quốc (tên khác: Đại Hàn, Nam Hàn hoặc Nam Triều Tiên) tên tiếng Anh là Korea, thuộc phía Đông Bắc của lục địa Châu Á. Nằm trên bán đảo Triều Tiên với chiều dài 1.100 km trải dài từ Bắc tới Nam. Từ cuối thế kỷ XX, khi mà còn rất nhiều quốc gia còn bị nạn mù chữ kìm hãm sự phát triển của đất nước. Thì Hàn Quốc đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục THPT.

Hiện nay, có tới 86% học sinh của Hàn Quốc đều đỗ đại học – một con số ao ước của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Thực tế đã phải thừa nhận rằng chính học vấn cao của người dân Hàn Quốc đã đưa nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng nhanh chóng. Trở thành một trong 4 trung tâm kinh tế lớn nhất tại Châu Á với những tập đoàn xuyên quốc gia xâm chiếm thị trường thế giới.

Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, thường xuyên có thiên tai, nguồn tài nguyên lại rất khan hiếm. Nhưng Nhật Bản lại là 1 trong 5 trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới. Là thành viên thường trực của Liên Hợp Quốc. Du học tại đất nước như vậy còn gì tuyệt vời hơn nữa.

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với những nền văn hóa phong phú, nền ẩm thực tinh tế cùng chất lượng giáo dục vượt bậc. Tỉ lệ người dân biết chữ của Nhật Bản là 99%. Tỉ lệ thanh niên Nhật Bản theo học đại học là 70% – một con số đáng ngưỡng mộ với bất kỳ quốc gia nào. Với những con số biết nói này Nhật Bản được cho là đã đến giai đoạn phổ cập giáo dục đại học. Tỉ lệ sinh viên nước ngoài du học Nhật Bản ngày càng tăng trong những năm vừa qua.

➤ Khí hậu: Ôn đới, kết hợp giữa khí hậu đại lục và khí hậu biển với 4 mùa xuân – hạ – thu – đông rõ rệt.

➤ Thủ đô: Seoul (từ năm 1394).

➤ Ngôn ngữ chính: Tiếng Hàn.

➤ Chữ viết: Bảng hệ thống chữ viết Hangeul.

➤ Diện tích: 100.210 Km².

➤ Dân số: 51.49 triệu người (2018).

➤ Đơn vị tiền tệ: Won Hàn Quốc

➤ Thể chế chính trị: Thể chế cộng hòa, chế độ tổng thống.

PHẦN 2: DU HỌC HÀN QUỐC - CÓ NÊN HAY KHÔNG

Bạn đang đắn đo và đưa ra những quyết định cuối cùng liệu có nên chọn Hàn Quốc để du học.

Chất lượng giáo dục có tốt hay không ? Nhà nước Hàn Quốc có những chính sách gì ưu đãi đối với du học sinh không ? Là những câu hỏi băn khoăn của không ít bạn trẻ. Sau đây là 3 lợi thế lớn nhất bạn có được khi du học tại đất nước kim chi.

1. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TỐT, BẰNG CẤP CỦA HÀN QUỐC ĐƯỢC CÔNG NHẬN TRÊN TOÀN CẦU

Nền giáo dục Hàn Quốc xếp thứ 9 trong danh sách 20 quốc gia có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới. Đứng số 1 tại khu vực Châu Á.

>>Xem thêm https://baomoi.com/top-10-quoc-gia-co-nen-giao-duc-dai-hoc-tot-nhat-the-gioi/c/26949049.epi

Đất nước này luôn chú trọng và đầu tư rất mạnh cho giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Hàng năm chính phủ Hàn dành 4% GDP chi cho giáo dục. Mức lương cho giáo viên ở Hàn Quốc cũng rất cao. Cụ thể mức lương của giáo viên tiểu học ở Hàn Quốc là 28.352 USD cho năm đầu tiên (cao thứ 3 trên thế giới).

Bằng cấp của Hàn Quốc được đánh giá cao và được công nhận rộng rãi trên thế giới. Bộ 3 trường đại học quyền lực nhất tại Hàn đó là Đại học Quốc gia Seoul, Đại học KU Hàn Quốc và Đại học Yonsei. Ba trường đại học danh giá bậc nhất xứ Hàn này có chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế.

Thậm chí, người Hàn cho rằng chỉ cần trở thành sinh viên của 1 trong 3 ngôi trường này là tương lai sẽ rất sáng lạn. Bởi chất lượng đào tạo và tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm rất cao đã được chứng minh thực tiễn tại Hàn. Hơn nữa, bằng cấp của 3 trường này có thể sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Hiện nay, các trường ĐH ở Hàn Quốc đang ngày càng mở rộng tuyển sinh nước ngoài để đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu hóa giáo dục. Đây chính là những yếu tố thuận lợi cho cánh cổng du học Hàn Quốc cho sinh viên quốc tế. Trong đó có du học sinh Việt Nam.

2. HÀN QUỐC LUÔN RỘNG MỞ ĐÓN SINH VIÊN QUỐC TẾ

Từ năm 2015, chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra rất nhiều chính sách ưu đãi dành cho sinh viên quốc tế. Nhằm thu hút được sinh viên quốc tế đến học tập tại đất nước này. Hàn đã công bố kế hoạch sẽ cán mốc tiếp nhận 200.000 sinh viên quốc tế vào năm 2023.

Cho đến nay đã có hơn 100.000 sinh viên quốc tế theo học tại đất nước này. Một con số kỷ lục từ trước tới nay của nền giáo dục Hàn Quốc.

Những chính sách ưu đãi đặc biệt dành riêng cho sinh viên quốc tế có thể kể đến như:

  • Được phép làm thêm trong khi còn đang đi học và hỗ trợ tìm việc làm thêm cho sinh viên quốc tế.
  • Mức học phí của du học sinh ngang với học phí của sinh viên Hàn Quốc.
  • Hàng năm vẫn có rất nhiều các suất học bổng rất hấp dẫn của chính phủ và các trường đại học của Hàn. Dành riêng cho sinh viên quốc tế.
  • Hỗ trợ tìm việc làm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên.

3. NỀN VĂN HÓA HÀN ĐẶC SẮC

Sự bùng nổ của làn sóng HallyU đã khiến nâng tầm vị thế và hình ảnh tươi đẹp của Hàn trong mắt bạn bè quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của Kpop, điện ảnh và nền văn hóa đặc sắc đậm chất truyền thống của Hàn Quốc. Trở thành một miền đất hứa vô cùng hấp dẫn cho du học sinh quốc tế.

Ngay giữa thủ đô Seoul sầm uất. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những công trình cổ kính. Mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống của Hàn.

Dù bạn du học tại bất kỳ thành phố nào, thì nền ẩm thực của Hàn Quốc cũng khiến bất kỳ ai khó tính nhất cũng phải say sưa. Không dừng lại ở đó, Hàn Quốc có mạng lưới giao thông tiên tiến với hệ thống tàu cao tốc. Bạn có thể dễ dàng di chuyển đi tham quan bất kỳ nơi đâu tại quốc gia này.

PHẦN 3: ĐI DU HỌC HÀN QUỐC CẦN ĐIỀU KIỆN GÌ

Điều kiện chung của du học Hàn Quốc như sau:

  • Là người nước ngoài, không mang quốc tịch Hàn Quốc.
  • Tuổi: Từ 18 - 24 tuổi trở lên.
  • Đã tốt nghiệp THPT.
  • Đảm bảo sức khỏe học tập.
  • Không có tiền án tiền sự.
  • Không thuộc diện cấm xuất nhập cảnh
  • ...

Lưu ý * Có một số trường ĐH của Hàn yêu cầu điểm trung bình môn THPT phải từ trung bình trở lên. Không yếu, kém. Do vậy, học lực của bạn tốt nhất là từ 6.0 trở lên. Như vậy, thời gian xét duyệt hồ sơ, chờ thư mời sẽ nhanh chóng hơn. Đặc biệt ở độ tuổi tốt nhất để du học Hàn là từ 18 – 20.

ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA TỪNG HỆ ĐÀO TẠO

Cũng giống như ở Việt Nam, Hàn Quốc có các hệ đào tạo từ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học và du học nghề. Mỗi hệ đào tạo sẽ có điều kiện riêng. Bạn cần xác định được bản thân sẽ du học theo hệ nào để chuẩn bị chu đáo hơn. Điều kiện cụ thể của từng chương trình đào tạo như sau:

Du học tiếng Hàn (học dự bị)

Trước khi chuyển sang học chuyên ngành ở các bậc cao hơn. Tất cả những ai chưa đạt chứng chỉ tiếng Hàn từ TOPIK 3 trở lên sẽ phải tham gia chương trình học dự bị 1 năm tiếng Hàn. Ngoại trừ một số ngành như: Điện công nghiệp, đúc thép, đúc nhựa, sản xuất khuôn mẫu thì sẽ chỉ cần TOPIK 2 là có thể được học. Điều kiện gồm:

  • Đã tốt nghiệp THPT (không quá 3 năm).
  • Điểm trung bình học tập THPT từ 5.0 trở lên. Với những trường thuộc visa thẳng sẽ từ 6.5 trở lên.
  • Có giấy chứng minh tài chính du học: Tài khoản phải có tối thiểu 10.000 USD, mở trước đó 6 tháng.

Nếu bạn đăng ký học cao đẳng, đại học hoặc sau đại học thì bắt buộc bạn phải có bằng tốt nghiệp của bậc đào tạo thấp hơn bậc bạn đăng ký theo học tại Hàn. Tốt nghiệp không quá 3 năm.

Du học nghề, cao đẳng nghề

  • Đã tốt nghiệp THPT không quá 3 năm. Nếu tốt nghiệp bằng cấp cao hơn bằng THPT thì không giới hạn thời gian đã tốt nghiệp.
  • Tuổi từ 18 – 30.
  • Chứng minh tài chính du học: Ít nhất 10.000 USD trong tài khoản. Mở trước đó 6 tháng.
  • Một số vùng đặc biệt như tỉnh đảo Jeju có thể nới lỏng độ tuổi. Chấp nhận tuổi trên 30 và đã tốt nghiệp THPT quá 3 năm.

Điều kiện du học Hàn Quốc hệ cử nhân

  • Ở Hàn Quốc các trường đại học sẽ thuộc trường công và trường tư thục. Điều kiện của 2 loại trường này cũng sẽ có sự khác nhau.

Trường công:

  • Yêu cầu điểm trung bình học tập (GPA) của THPT phải từ 6.5 trở lên.
  • Chứng chỉ tiếng Hàn từ TOPIK 3 trở lên mới được đăng ký học chuyên ngành.
  • Một số trường còn yêu cầu có tiếng Anh IETLS từ 6.5 trở lên nếu muốn học chương trình cao cấp.

Trường tư thục:

  • Điểm GPA THPT từ 5.0 trở lên (với trường visa thẳng sẽ từ 6.5 trở lên).
  • Tiếng Hàn TOPIK 3 trở lên.

Hệ Thạc sĩ

  • Nếu bạn đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam và có mong muốn du học hệ thạc sĩ tại Hàn cần đảm bảo đủ những điều kiện sau:
  • Không quá 30 tuổi.
  • Điểm GPA từ 7.0 trở lên (thang điểm 10).
  • Có TOPIK 3 hoặc tiếng Anh IELTS 6.5 trở lên.
  • Chứng minh tài chính du học: Phải có ít nhất 15.000 USD trong tài khoản. Mở trước đó 3 tháng.

Hệ Tiến sĩ

  • Đã tốt nghiệp đại học.
  • Được chính phủ Hàn Quốc chấp nhận làm nghiên cứu sinh và đáp ứng đầy đủ điều kiện cần có của một nghiên cứu sinh.
  • Chứng minh tài chính du học: Tài khoản có ít nhất 15.000 USD và gửi vào ngân hàng ít nhất 3 tháng.

Lưu ý: Với 3 hệ đào tạo cử nhân, tiến sĩ và thạc sĩ cần thêm một điều kiện trong chứng minh tài chính là chứng minh được thu nhập của người bảo lãnh du học. Thu nhập ít nhất là 25 triệu/tháng. Điều kiện này là bắt buộc. Nếu không chứng minh được bạn có thể không được duyệt hồ sơ.

ĐIỀU KIỆN VỀ SỨC KHỎE KHI DU HỌC HÀN QUỐC

Việc du học tại đất nước mới với cường độ học tập và làm thêm dày đặc. Thì điều kiện cần đảm bảo là bạn cần có sức khỏe tốt. Đặc biệt là không mắc các bệnh truyền nhiễm như: HIV, Viêm gan B, C,…

Một điều bạn phải đặc biệt lưu ý là Hàn Quốc chỉ chấp nhận giấy khám sức khỏe từ Bệnh viện Lao phổi Trung ương. Nếu bạn “luồn lách” dùng giấy khám sức khỏe của cơ sở bệnh viện khác. Khi sang Hàn Quốc bị phát hiện bạn sẽ phải khám lại sức khỏe. Nếu mắc bệnh truyền nhiễm, lúc này bạn sẽ bị trục xuất ngay về nước.

ĐIỀU KIỆN VỀ VISA DU HỌC

Bạn phải không bị trượt phỏng vấn tại Đại sứ quán trong 6 tháng gần nhất. Khi trượt phỏng vấn visa bạn cần đợi hết thời hạn là 6 tháng mới có thể tiếp tục nộp hồ sơ du học và đợi lịch phỏng vấn.

ĐIỀU KIỆN TÀI CHÍNH DU HỌC

Để du học Hàn Quốc, thông thường bạn phải có từ 10.000 – 30.000 USD trong sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng. Bạn phải chứng minh được thu nhập hàng tháng của cá nhân hoặc người bảo lãnh đảm bảo được tài chính trong suốt quá trình du học.

Nếu bạn thuộc diện du học theo học bổng thì vấn đề chứng minh tài chính không cần phải lo lắng. Bạn chỉ cần thư mời của trường và chứng nhận học bổng.

PHẦN 4: HỒ SƠ DU HỌC HÀN QUỐC CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ

Bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau đây trong hồ sơ du học Hàn Quốc. Gồm:

  • Hộ chiếu.
  • 5 Ảnh thẻ (như ảnh hộ chiếu).
  • 03 bản sao bằng tốt nghiệp và học bạ THPT dịch sang tiếng Anh/Hàn có công chứng. Kèm theo bản gốc để đối chiếu.
  • 03 bản sao bằng tốt nghiệp và bảng điểm Trung cấp/CĐ/ĐH có công chứng (với du học hệ CĐ/ĐH/Sau đại học).

Đối với du học sinh hệ trao đổi:

  • 03 Bản sao 2 mặt của thẻ sinh viên hoặc xác nhận sinh viên của trường đang theo học dịch sang tiếng Anh (có công chứng)
  • 03 bản sao bảng điểm các kỳ đã học tại trường. Dịch sang tiếng Anh.

BẢN KẾ HOẠCH HỌC TẬP:

bang-ke-hoach-hoc-tap-di-han-quoc

Bản kế hoạch học tập

Du học sinh phải tự viết tay bằng tiếng Anh/Hàn. Không chấp nhận bản dịch. Trong bản kế hoạch học tập cần ghi đầy đủ:

  • Tên
  • Tuổi
  • Ngày tháng năm sinh
  • Chuyên ngành đăng ký theo học
  • Lý do vì sao chọn học ngành đó
  • Ai sẽ là người chu cấp chi phí học tập cho bạn.
  • Có người quen hoặc người thân nào là người Việt Nam hoặc người Hàn tại Hàn Quốc hay không.

Kế hoạch sau khi tốt nghiệp.

  • Bản tự giới thiệu bản thân: Tự viết bằng tiếng Hàn/Anh, không chấp nhận bản dịch. Ghi chi tiết về các vấn đề như nghề nghiệp, nơi làm việc, hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập, trình độ tiếng Hàn…
  • 03 bản sơ yếu lý lịch cá nhân dịch sang tiếng Anh/Hàn (có công chứng).

Với trường hợp phụ huynh làm bảo lãnh tài chính:

  • 03 bản sao giấy khai sinh của du học sinh và sổ hộ khẩu gia đình dịch sang tiếng Anh, có công chứng.
  • 03 bản giấy chứng minh thu nhập của người bản lãnh tài chính du học. Dịch sang tiếng Anh và có công chứng.
  • Sổ tiết kiệm bản gốc và bản sao: Có tối thiểu 10.000 USD, mở trước thời điểm nộp hồ sơ 6 tháng.

PHẦN 5: LUẬT MỚI NHẤT TỪ NĂM 2019 VỀ DU HỌC HÀN QUỐC

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP MỚI VÀ GIA HẠN VISA DU HỌC HÀN QUỐC NĂM 2020:

Từ ngày 1/1/2019, tất cả hồ sơ của du học sinh quốc tế đăng ký du học tại tất cả các trường dạy tiếng Hàn, cao đẳng, đại học và sau đại học đều sẽ bị lọc hồ sơ để phỏng vấn tại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Qua vòng phỏng vấn mới được cấp visa (hồ sơ xấu như điểm thấp, tuổi cao thường sẽ bị phỏng vấn).

  • Tất cả DHS có bảng điểm đánh giá chuyên cần dưới 70% sẽ không được gia hạn visa cho kỳ học tiếp theo.
  • DHS có điểm chuyên cần dưới 80% trên 1 kỳ sẽ được gia hạn visa 1 lần. Nếu vi phạm nội quy trường hoặc kỳ sau vẫn chỉ đạt 80% sẽ không được gia hạn thêm visa.
  • DHS có điểm chuyên cần dưới 90% trong 1 kỳ sẽ không được Cục Xuất Nhập Cảnh cấp giấy phép đi làm thêm ngoài giờ học.
  • QUY ĐỊNH MỚI VỀ CHUYỂN ĐỔI VISA DU HỌC VÀ CÁC CHUYỂN ĐỔI KHÁC NĂM 2020:
  • DHS có Visa D2 nếu muốn chuyển đổi sang Visa D10 phải có trình độ tiếng Hàn tối thiểu là TOPIK cấp 4. Visa D10 sẽ có thời hạn 2 năm, trong khoảng thời gian này bạn sẽ tìm việc làm tại Hàn Quốc. Khi đã có việc làm ở 1 công ty nào đó ở Hàn, bạn sẽ được công ty bảo lãnh và chuyển sang Visa E7 – visa lao động dài hạn.
  • DHS muốn được cấp Visa D4-1 phải có TOPIK cấp 2 hoặc tương đương.
  • DHS đang học dự bị đại học (tức đang học chương trình tiếng Hàn) có visa D4-1 không được phép chuyển trường. Trừ khi có TOPIK 3 trở lên.
  • DHS có Visa D4-1 sẽ được chuyển trường khi có 1 trong những chứng chỉ tiếng Hàn sau: TOPIK cấp 2 với DHS học cao đẳng, TOPIK cấp 3 với DHS hệ đại học, TOPIK cấp 4 hệ thạc sĩ.
  • Những DHS học trong địa bàn đảo Jeju sẽ không được phép đi vào nội địa Hàn Quốc.
  • Quy định với nhà trường: Khi tỉ lệ sinh viên quốc tế bỏ trốn trên 10% thì sẽ không được phép nhận thêm DHS quốc tế, cho đến khi tỉ lệ này giảm xuống là 5%.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ CHỨNG MINH TÀI CHÍNH ĐỂ XIN GIA HẠN VISA NĂM 2020

Bộ tư pháp Hàn Quốc ra quy định mới về chứng minh tài chính gia hạn visa áp dụng từ 1/1/2019 như sau:

Số tiền trong tài khoản chỉ được công nhận khi được gửi tử Việt Nam sang hoặc số tiền có hạn mức theo khả năng làm thêm của DHS. Nếu có số tiền quá lớn bất thường thì không được công nhận, tất nhiên là bạn sẽ không thể gia hạn visa.

Khi đăng ký số tài khoản nào ở Cục xuất nhập cảnh Hàn Quốc thì chỉ được phép dùng duy nhất số đó để làm thủ tục xin gia hạn visa hoặc chuyển đổi visa. Số tiền trong tài khoản đã đăng ký đó phải luôn có số dư trên 1 triệu Won. Số tiền có được từ Hàn Quốc trong tài khoản chỉ được chấp nhận khi DHS có đăng ký đi làm thêm hợp pháp ở Cục xuất nhập cảnh địa phương.

Sinh viên học tiếng Hàn sẽ được đi làm thêm khi đã học 6 tháng tại Hàn và được làm thêm 20h/tuần. Sinh viên quốc tế hệ đại học được làm 25h/tuần. Sinh viên quốc tế hệ cao học được làm thêm 30h/tuần. Các ngày cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ hè, nghỉ đông sẽ không giới hạn số giờ làm thêm.

Những trường hợp có đủ 2 điều kiện (1) và (2) như trên sẽ không phải chứng minh tài chính khi xin gia hạn visa. Trường hợp không đủ điều kiện như trên sẽ phải chứng minh tài chính như bình thường.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ VẤN ĐỀ ĐI LÀM THÊM CỦA DU HỌC SINH NĂM 2020

Đây sẽ là điều mà hầu hết các bạn DHS đều quan tâm, quy định mới về việc đi làm thêm của DHS quốc tế tại Hàn Quốc như sau:

  • Những bạn có điểm chuyên cần từ 90% trở lên, có bảng điểm từ điểm C trở lên (2.0 tín chỉ) mới được Cục xuất nhập cảnh Hàn Quốc cấp phép cho đi làm thêm.
  • Tùy vào khả năng tiếng Hàn của từng bạn sinh viên, DHS chỉ được đi làm thêm khi đáp ứng những điều kiện về tiếng Hàn như sau:
  • DHS đang học tiếng Hàn phải có TOPIK cấp 2 trở lên và có điểm chuyên cần trên 90% mới được cấp phép đi làm thêm.
  • DHS học trung cấp nghề, đại học năm nhất và nằm 2 phải có chứng chỉ TOPIK cấp 3 trở lên.
  • Hệ cao học phải có TOPIK cấp 4 trở lên.

PHẦN 6: HỌC PHÍ CÁC TRƯỜNG TẠI HÀN QUỐC

Nếu muốn du học Hàn Quốc, bạn cần nghiên cứu kỹ mức học phí ở Hàn Quốc. Tại Hàn mức học phí của các trường công sẽ thấp hơn các trường tư thục. Cụ thể học phí của các trường công và tư thục bạn có thể tham khảo như sau.

HỌC PHÍ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐH TƯ THỤC HÀN QUỐC

Học phí của các trường sẽ có sự chênh lệch nhau. Trường thuộc visa thẳng sẽ có học phí cao hơn. Ngoài ra còn có sự chênh lệch học phí giữa các ngành học. Thông thường các ngành học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn sẽ có mức học phí thấp hơn các ngành về khoa học kỹ thuật, y dược. Học phí của các trường đại học tư thục ở Hàn Quốc với bậc:

  • Đại học: dao động từ 3,6 – 7,4 triệu Won cho mỗi kỳ học.
  • Sau đại học: Từ 4.5 – 8.6 triệu Won/kỳ học.

HỌC PHÍ CÁC TRƯỜNG ĐH CÔNG & QUỐC GIA HÀN QUỐC

Học phí của các trường công sẽ thấp hơn các trường tư, bao giờ cũng vậy. Tuy nhiên, để vào được trường công ở Hàn Quốc thì điều kiện cũng cao hơn so với trường tư thục. Và cũng có sự chênh lệch về học phí giữa các ngành học như các trường đại học tư. Mức học phí tham khảo như sau:

  • Học phí bậc Đại học dao động từ 2.4 – 5.5 triệu Won/kỳ.
  • Học phí bậc cao học dao động từ 2.9 – 6.2 triệu Won/kỳ.
  • Ngoài khoản chi phí về học phí. Bạn cần lên ngân sách cho các khoản phí về: Hồ sơ (khoảng từ 60.000 – 181.000 Won), phí nhà ở, phí đi lại, phí sinh hoạt, ăn uống, phí bảo hiểm y tế (khoảng 26.000 Won).

PHẦN 7: CHI PHÍ KHI ĐI DU HỌC HÀN QUỐC

Việc xác định được chi phí du học rất quan trọng. Việc bảo đảm được nguồn tài chính từ khi bắt đầu làm hồ sơ đến khi sang học tại Hàn Quốc là điều nhất định bạn cần phải cân đối. Nếu không chuẩn bị sẵn được những nguồn tài chính này. Khi đặt chân lên đất nước Hàn bạn sẽ rất khó khăn trong việc cân đối tài chính. Bởi chi phí cho học phí cũng như sinh hoạt phí ở Hàn đắt hơn ở Việt Nam khá nhiều.

Những khoản chi phí du học Hàn Quốc 2020 bạn cần chuẩn bị cụ thể. KIM CƯƠNG sẽ đưa ra cho bạn tham khảo.

CHI PHÍ TRƯỚC KHI BAY

Đây là những khoản chi phí bạn cần chuẩn bị khi đang ở Việt Nam. Các khoản tiền cần chuẩn bị gồm chi phí học tiếng Hàn sơ cấp tại VN và chi phí cho việc làm hồ sơ

① Chi phí học tiếng Hàn tại Việt Nam

Với những bạn chưa từng học tiếng Hàn. Khi đăng ký du học Hàn Quốc bắt buộc phải học khóa học tiếng Hàn sơ cấp tại Việt Nam trong 3 tháng. Học phí của khóa học tiếng Hàn là từ 4.000.000 – 5.000.000 VNĐ.

Ngoài chi phí về học phí bạn còn cần tiền cho các khoản chi tiêu khác như ăn uống, sinh hoạt, nhà ở (với những bạn phải ở ký túc xá hoặc ở trọ). Tổng chi phí gồm cả học phí và sinh hoạt ước tính dao động từ 10 – 13 triệu.

Đây là mức chi phí mà KCNA dự tính cho bạn. Khoản sinh hoạt phí có thể thấp hơn với những ai có khả năng cân đối chi phí và chi tiêu tiết kiệm.

② Chi phí làm hồ sơ

⇒ Chi phí chuẩn bị giấy tờ, dịch thuật, công chứng: 11.000.000 VNĐ.

⇒ Tiền chứng minh tài chính: Trước khi sang Hàn, bạn cần chứng minh trong tài khoản ngân hàng hoặc sổ tiết kiệm có ít nhất 10.000 USD. Được vào ngân hàng trước thời điểm phỏng vấn ít nhất 6 tháng. Nếu thủ tục của bạn gặp trục trặc ở giai đoạn này. Bạn cần nhờ đến dịch vụ có chi phí từ 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ.

⇒ Tiền xin visa, vé máy bay: Tùy thuộc vào thời điểm và hãng hàng không, chi phí từ 6.500.000 – 11.000.000 VNĐ.

CHI PHÍ KHI ĐÃ SANG HÀN QUỐC

Khi sang Hàn Quốc, vấn đề tài chính nhất định bạn phải cân đối cho thật hợp lý. Bởi tại nơi đất khách quê người, các khoản chi phí đắt đỏ. Học phí và phí sinh hoạt sẽ rất khác Việt Nam.

① Chi phí học tiếng Hàn tại Hàn Quốc

Tất cả sinh viên quốc tế chưa có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK 3 trở lên. Bắt buộc phải học khóa học tiếng Hàn 1 năm tại Hàn Quốc. Đây là điều kiện bắt buộc về ngôn ngữ Hàn Quốc khi muốn chuyển lên học chuyên ngành ở bậc cao hơn. Học phí tiếng Hàn: 66.000.000 – 115.000.000 VNĐ/năm.

Sau khi đã hoàn thành khóa học tiếng Hàn, chuyển lên học chuyên ngành. Học phí bậc đại học của Hàn Quốc như đã ghi ở mục trên.

② Các chi phí sinh hoạt khác

⇒ Tiền nhà ở:

Khi du học Hàn Quốc bạn có thể chọn ở KTX trường hoặc ở trọ ngoài. Ở KTX chi phí sẽ rẻ hơn so với trọ ngoài mà vẫn đầy đủ tiện nghi.

Tiền ở KTX: 11.000.000 – 15.000.000 VNĐ/ 6 tháng (chưa gồm tiền ăn, sinh hoạt).

Tiền thuê nhà trọ ngoài: 4.400.000 – 8.800.000 VNĐ/tháng (chưa gồm tiền ăn, sinh hoạt).

⇒ Tiền ăn

Bạn có thể lựa chọn ăn ngoài hoặc ăn ở nhà ăn sinh viên trong trường. Tất nhiên tiền cho 1 bữa ăn ở ngoài sẽ đắt hơn nhà ăn sinh viên.

Mỗi suất ăn trong nhà ăn sinh viên là từ 2 – 3 USD/suất. Tổng mỗi tháng bạn phải chi từ 180 – 270 USD cho tiền ăn. Như vậy, là tiền ăn mỗi tháng bạn phải chi sẽ là 3.600.000 – 5.200.000 VNĐ. Để giảm thiểu chi phí bạn có thể tự nấu ăn, sẽ giúp bạn tối ưu chi phí kha khá đấy.

⇒ Tiền sinh hoạt khác:

Ngoài các khoản tiền ăn và tiền thuê nơi ở. Bạn còn phải dành khoản tiền cho việc đi lại, mua đồ sinh hoạt, tiền điện thoại hay tiền bảo hiểm. Số tiền này dao động từ 1.100.000 – 2.200.000 VNĐ/tháng.

Như vậy, tổng số tiền sinh hoạt phí một tháng cho 1 du học sinh tại Hàn Quốc là khoảng 11 triệu đồng. Mức chi phí này được coi là khá rẻ so với mức sống chất lượng như tại Hàn. Và cũng rẻ hơn rất nhiều chi phí của 1 du học sinh Singapore hay Nhật Bản.

TỔNG CHI PHÍ DU HỌC HÀN QUỐC

Tổng tất cả mọi khoản chi phí du học từ khi chuẩn bị hồ sơ, cho đến khi đặt chân sang đất Hàn Quốc. Cộng thêm 2 tháng đầu sống tại Hàn. Tổng chi phí sẽ dao động từ 180.000.000 – 220.000.000 VNĐ.

PHẦN 8: CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Nền văn hóa đặc sắc là lý do khiến du học Hàn Quốc đang trở nên rất “hot”. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều bạn dù đã lên kế hoạch cho con đường học tập của mình nhưng vẫn còn khá nhiều thắc mắc về du học Hàn Quốc. Các bạn thường gặp những câu hỏi nào về du học Hàn Quốc?

1. Du học Hàn Quốc tốn bao nhiêu chi phí?

Săn học bổng đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ theo đuổi để có thể giảm bớt chi phí học tập cho bản thân. Tuy nhiên đa phần các học bổng chỉ tài trợ khoảng 30% - 70% tổng chi phí. Có nghĩa là gia đình bạn phải bỏ ra 70% - 30% số tiền còn lại và những khoản phí khác như: Phí sinh hoạt, ăn ở ký túc xá... tổng cộng chi phí trung bình hằng năm vào khoảng 10.000 USD (khoảng 220 triệu đồng).

2. Ngành gì phù hợp với bạn khi du học Hàn Quốc?

Thông thường, học phí ở Hàn Quốc sẽ đắt hơn học phí trung bình tại Việt Nam từ 2 – 3 lần. Ở Việt Nam, nếu học xong năm 1 nếu bạn không có hứng thú nữa hay cảm thấy ngành này không còn phù hợp với mình thì có thể chuyển ngành khá dễ dàng. Ngược lại ở Hàn Quốc, việc này rất khó khăn. Nhưng bạn sẽ có 1 năm để học tiếng Hàn trước khi chọn cho mình một chuyên ngành phù hợp nhất.

3. Trình độ tiếng Hàn của bạn đang ở mức nào??

Nếu khả năng nói tiếng Hàn của bạn chưa được tốt thì bạn cần được đào tạo tại Việt Nam khoảng 3 tháng trước khi sang Hàn Quốc. Việc này sẽ giúp bạn chắc chắn vượt qua được vòng phỏng vấn xin visa tại Lãnh Sự Quán/Đại sứ Quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Hầu hết các trường tại Hàn đều có các khóa đào tạo cho người mới, nhưng tốt nhất bạn nên chuẩn bị cho mình một vốn tiếng Hàn tương đối để dễ dàng trong việc hòa nhập với môi trường học tại đây.

Ở Hàn Quốc, tiêu chuẩn đầu vào của các trường đại học là Topik cấp 3. Nhưng chứng chỉ này không thể chắc chắn rằng bạn có thể nghe được tiếng Hàn 100%. Rất nhiều học sinh phải tìm đến sách tra từ điển mỗi khi giáo viên nhắc về chúng.

Du học Hàn Quốc mở ra một tương lai tươi sáng, một công việc trong mơ với mức thu nhập hấp dẫn. Nếu bạn trả lời được những câu hỏi thường gặp khi du học Hàn Quốc thì chắc chắn bạn đã xác định được con đường tương lai của mình. Vậy bạn đã chọn Hàn Quốc để du học hay chưa? Hãy để các chuyên viên KIM CƯƠNG tư vấn miễn phí cho bạn nhé.